Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai Việt Nam

Nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai Việt Nam

Thế giới mỗi ngày thay đổi, công nghệ phát triển không ngừng đã tạo ra thiết bị thay thế cao người, có ngành bị đào thải và những ngành mới mọc lên. Vậy nhu cầu việc làm trong tương lai của Việt Nam là gì ? Ngành nào chú trọng ?….
Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 chỉ rõ những ngành, nghề sẽ được chú trọng đào tạo trong 10 năm tới… phục vụ cho nhiều vấn đề cần giải quyết liên quan đến lĩnh vực Công nghệ như biến đổi khí hậu, ô nhiễm, rác thải, bệnh tật, lương thực, kinh doanh….

·        10 ngành nghề nhiều cơ hội trong tương lai:

>> Ngành Sinh học:  bao gồm Công nghệ sinh học, Môi trường, Dược liệu… sẽ cho sinh viên một nghề nghiệp có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Ứng dụng công nghệ sinh học vào những mặt hàng đang có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như lúa, gạo, cà phê, hạt điều, thanh long, thuỷ hải sản… cũng được chú trọng đẩy mạnh.
Trong lĩnh vực bảo quản, chế biến thực phẩm ở Việt Nam hiện nay, tuy chúng ta đã sử dụng nhiều công nghệ và biện pháp khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thế giới, nhất là vấn đề VS-ATTP.
Ngành Công nghệ sinh học, trong đó có Công nghệ sinh học Enzyme đứng trước những vận hội mới đầy triển vọng. Các nhà khoa học trong các lĩnh vực này cần có những nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu để ngành Công nghệ sinh học phát triển, mang lại những sản phẩm và dịch vụ dồi dào cho đất nước. (Xem thêm: Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ Sinh học).
>> Ngành Công nghiệp nguyên tử: là ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao. Đội ngũ nhân lực hoạt động trong ngành này phải có vốn kiến thức khoa học kỹ thuật, bề dày kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tốt. Nguồn nhân lực này thuộc các đơn vị như tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, bộ Khoa học và công nghệ, bộ Tài nguyên và môi trường.
Theo dự kiến, khi hai tổ máy của điện hạt nhân Ninh Thuận đi vào hoạt động (2020) thì sẽ có số lượng nhân lực vận hành là 1.150 người, trong đó có 300 người là chuyên gia hạt nhân, còn là là các chuyên gia thuộc chuyên ngành khác.
Hàng năm, Bộ GD-ĐT phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN tuyển sinh cán bộ, sinh viên đi đào tạo kỹ sư, thạc sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân tại các Trường Đại học Nghiên cứu hạt nhân của quốc gia Nga, Nhật, Pháp
(Xem thêm: Phát triển nguồn nhân lực Năng lượng nguyên tử là thách thức rất lớn)
>> Công nghệ tự động hoá: Đưa nhanh những ứng dụng công nghệ thiết kế và chế tạo với sự trợ giúp của máy tính trong ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu. Ứng dụng công nghệ tự động hoá tích hợp toàn diện cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Phổ cập công nghệ điều khiển số bằng máy tính trong các lĩnh vực máy móc cho các hệ thống gia công chế tạo, máy công cụ phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Ứng dụng rộng rãi công nghệ tự động hoá đo lường và xử lý thông tin phục vụ các ngành sản xuất, dự báo thời tiết và thiên tai, bảo vệ môi trường. Sử dụng robot trong những công đoạn sản xuất không an toàn cho con người, trong môi trường độc hại hay một số dây chuyền công nghiệp, quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh ứng dụng tự động hoá trong công nghiệp đóng tràu, lắp ráp ô tô, chế tạo máy chính xác và thiết bị cho năng lượng gió. (Xem thêm: Ngành Tự động hóa - Công nghệ điều khiển tự động)
>> Công nghệ vật liệu: nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả một số vật liệu có khă năng chế tạo. Đó là một số loại thép hợp kim chất lượng cao, các hợp kim có tính năng tổng hợp và hợp kim nhôm, vật liệu composit sử dụng nền kim loại sử dụng trong kỹ thuật điện, điện tử và y - sinh; vật liệu polime và composit trong các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp, thuỷ sản và quốc phòng; vật liệu polime composit sử dụng cho kỹ thuật điện và điện tử trong điều kiện môi trương khắc nghiệt; vật liệu dùng trong y học để thay thế một số bộ phận trong cơ thể người và điều tiết sinh lý, điều tiết tăng trưởng… (Xem thêm: Nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ Vật Liệu)
>> Khoa học nông nghiệp: Muốn cạnh tranh với thế giới, muốn chất lượng nông nghiệp của nước ta được cải thiện thì phải có một đội ngũ am hiểu khoa học nông nghiệp, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, hướng dẫn lại kiến thức cho những người làm nghề… (Xem thêm: Tiềm năng các ngành khối Nông - lâm)
>> Công nghệ thông tin : Hiện nhu cầu đội ngũ nhân lực có trình độ cao về công nghệ thông tin là rất lớn. Hàng ngày gần như ta tiếp cận với công nghệ thông tin rất thường xuyên. Tất cả các lĩnh vực đều cần đến công nghệ thông tin. Triển vọng của ngành rất lớn, nên cơ hội việc làm rất cao. Riêng người quản lý về mạng hiện nay rất thiếu trong các ngân hàng, nhà máy…
>> Ngành công nghệ cơ khí – Cơ điện tử: Cơ điện tử là ngành tương đối mới, học về liên ngành. Trước tiên, sẽ học về cơ khí, nhưng kiến thức không kém phần quan trọng là điện tử, máy tính. Hướng của ngành cơ điện tử chia ra thành nhiều hướng, các máy quang học, cơ điện tử ô tô, robot, dây chuyền tự động… cơ điện tử cũng đảm đương. Chẳng hạn như chế tạo ra các thiết bị trong chẩn đoán y khoa, thiết bị trong ngân hàng (máy ATM), chế tạo robot, dây chuyền tự động trong công nghiệp. Cơ hội việc làm tương đối lớn bởi đa số các xí nghiệp hiện nay tuyển sinh viên cơ điện tử khá nhiều. Dây chuyền tự động trong các xí nghiệp cũng cần nhiều nhân lực này. Đây là ngành tạo ra sản phẩm cuối cùng trong nền công nghiệp. (Thị trường Nhật hiện rất cần nhân lực ngành cơ điện tử và tuyển rất nhiều sinh viên Việt Nam)


>> Ngành Tài nguyên và môi trường
>> Nghề khai thác thuỷ sản
>> Nhóm ngành Hóa học

·        Vùng miền
Vùng trung du miền núi phía Bắc cần tập trung đào tạo nhân lực cho các ngành: Sản xuất, chế biến các loại nông - lâm sản, đặc sản chất lượng và giá trị kinh tế cao, chế tạo và lắp ráp điện tử, công nghiệp vật liệu, du lịch dịch vụ, kinh tế cửa khẩu...
Đối với đồng bằng sông Hồng, tập trung đào tạo nhân lực các ngành Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, đào tạo nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu mới, chế biến dược phẩm và thực phẩm … Đào tạo nghề trình độ cao cho các ngành công nghiệp điện tử, chế tạo máy, kỹ thuật điện, sản xuất vật liệu, du lịch, viễn thông …
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tập trung đào tạo nhân lực ngành Công nghiệp lọc hóa dầu, cơ khí, chế tạo và lắp ráp thiết bị điện - điện tử, công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến thủy, hải sản xuất khẩu; dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ gắn với phát triển du lịch và các dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ công nghệ, pháp lý, môi trường, viễn thông, phát triển thị trường bất động sản …
Vùng Tây Nguyên tập trung đào tạo đủ nhân lực ngành, lĩnh vực Thủy điện, khai thác khoáng sản, chế biến nông, lâm sản …; nhân lực kỹ thuật cho phát triển các ngành trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều …. Phát triển đào tạo nhân lực tại chỗ cho các ngành dịch vụ: Tài chính ngân hàng, tín dụng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Vùng Đông Nam Bộ tập trung các ngành thương mại, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin - viễn thông, hóa dầu, kỹ thuật điện, điện tử, cơ khí chế tạo, nhóm ngành thiết kế, các dịch vụ du lịch chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao …

Vùng đồng bằng sông Cửu Long chú trọng đào tạo nhân lực ngành Công nghiệp chế biến nông lâm, thủy hải sản xuất khẩu; chế biến rau quả, chế biến thịt, cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, cơ khí sửa chữa, điện, điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất, dược phẩm, công nghiệp dệt may, da giày …

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm chúng tôi trên Facebook