Kinh
nghiệm đi thực tập
Thực tập – quá trình trải nghiệm, học tập, tìm tòi,
có thể nói như một trang mới đối với mỗi sinh viên. Tuy nhiên nó cũng có thể là
nỗi lo sợ, ám ảnh với những ai không có dự chuẩn bị tốt, kiến thức chưa vững,..
Qua quá trình tìm hiểu, mình xin góp ý đôi lời
Báo
cáo thực tập:
- Trước tiên là tìm được nơi để mà thực tập cái đã.
Có 2 cách: hoặc là nhờ người quen giới thiệu cho nơi thực tập, hoặc là tự mình
vác hồ sơ đi "xin thực tập" (cái này phải nhờ thực lực và may mắn nữa).
Kém lắm, ko tự tìm được thì mới nhờ nhà trường giới thiệu cho thôi. Bởi vì khi ấy
đều là những chỗ mà thầy, cô giáo có quan hệ giới thiệu vào. Và gần như năm nào
cũng đưa SV vào đó nên họ nhẵn mặt rồi. Hên thì họ ném cho mấy cái báo cáo, luận
văn cũ mà xài - xui thì họ chán đến tận cổ, thôi tụi bay đừng đến nữa, mệt
tiu... Chỗ nào cũng được, miễn là phải phù hợp với chuyên ngành, và có điều kiện
để tìm kiếm thông tin, tài liệu cần thiết là được.
- Note: Nhiều người cứ cố tìm chỗ thực tập chắc chắn
để sau này xin vào làm luôn. Nói thật là trừ những chỗ quan hệ quen bit, hoặc rất
tự tin ở thực lực của mình ra - thì tốt nhất đừng hi vọng hão huyền điều này. Tỉ
lệ % thành công rất thấp.
- Tiếp theo, khi có chỗ rồi e sẽ đến "thực tập"
tại đó. Lại có 2 tình huống xảy ra: Nếu là cty nhỏ, nhiều việc - họ muốn e tham
gia trực tiếp vào công việc, giống như 1 nhân viên thử việc vậy. Ngày làm việc
8 tiếng, phải chạy đôn, chạy đáo, cuối tháng nhận lương (thử việc)... blah
blah... Nếu là cty lớn, ít việc - họ nói thẳng ra là e đến cũng được, ko đến
cũng chả sao. Thậm chí từ đầu đến cuối đợt thực tập e đến điểm danh 2 lần, 1
cho buổi đầu tiên trình diện và 2 cho buổi cuối cùng đến xin chữ ký, con dấu
xác nhận thế là đủ.
- Note: Nên tranh thủ gây cảm tình với mọi ng trong
cty, sẵn sàng để làm những việc ngoài chuyên ngành, ngoài khả năng, thậm chí chỉ
là đến pha trà, dọn dẹp phòng mỗi ngày thôi cũng được. Nếu ko chuẩn bị sẵn tâm
lý ấy, e sẽ bị sốc - vì đơn giản là, từ môi trường học tập ra thực tế cuộc sống
rất khác nhau. Muốn làm thầy, trước tiên phải học làm thợ cho tốt. Cuộc sống ko
"hồng hào", cũng chẳng "xám xịt" - miễn là e xác định đúng
với thực tế, và sẵn sàng theo đuổi, thế là được rồi.
- Vấn đề tài liệu thì có mấy nguồn như thế này:
1. Sách, báo, internet: nếu cty đó có website thì
tìm hiểu ở đó, nếu ko có thì... Google. E sẽ phải thử dùng với rất nhiều từ
khóa có thể nghĩ ra được thì mới đủ tư liệu. Thậm chí là phải link từ trang nọ
sang trang kia tít mù rồi mới thấy cái mà mình cần tìm. A gợi ý là dùng những
trang vàng ... và những trang tìm kiếm doanh nghiệp, rao vặt khác để bit được
thông tin cơ bản và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
2. Người quen: Thiết lập quan hệ với những người
trong phòng, và trong cty (đặc biệt là phòng hành chính) và nhờ họ kiếm tài liệu
cho. Đôi khi tìm họ nói chuyện phiếm, tiện thể lồng thông tin mình cần hỏi vào
trong (ví dụ: cty mình thành lập lâu chưa chị, hình như mình kinh doanh chủ yếu
cái này phải ko, nghe nói lĩnh vực này giờ đang khó khăn, nhiều cạnh tranh...).
Trong cty có 1 tuýp người, làm việc chẳng được bao nhiêu, nhưng lại "bít hết
chuyện thiên hạ" - nôm na là giống mẹ Đốp, hoặc mõ rao ý. Chiếm cảm tình
và buôn dưa lê với họ là có ối thứ mình cần.
3. Luận văn, báo cáo cũ: Nếu may mắn được người
trong cty "vứt cho" mấy luận văn và báo cáo thực tập cũ của mấy người
đi trước thì còn j bằng. Lúc ấy em chỉ cần copy, paste và chỉnh sửa tí xíu là
ok.
- Tùy theo từng giáo viên, có thể yêu cầu làm Nhật
ký thực tập hàng tuần. Cuối kì thì làm Báo cáo thực tập có xác nhận của cơ quan
ấy. Nên hỏi ý kiến và báo cáo thường xuyên để biết ý của thầy, cô. Và cũng nên
chuẩn bị dần các giấy tờ liên quan: giấy khai sinh, CV, giấy giới thiệu, CMT,
thẻ sinh viên... đề phòng họ yêu cầu.
- Cuối cùng, là phần nội dung: Một Báo cáo thực tập
thông thường gồm 3 phần.
Phần 1 - là những thông tin chung, cơ bản về doanh
nghiệp (Lịch sử thành lập, cơ cấu nhân sự, ngành nghề kinh doanh...). Cái này
sưu tầm từ nguồn Internet, phỏng vấn là chính, có thể "bịa"thêm 1
chút cho dài.
Phần 2 - là thực trạng hoạt động. Tùy chuyên ngành
yêu cầu mà phân tích sâu hơn về mảng hoạt động ấy. Lưu ý là phần này sẽ cần
thêm sơ đồ, biểu đồ và nhiều số liệu khác. Dứt khoát phải nhờ vả người quen, thầy
cô và cty đó nhiều. Thậm chí là phải "bịa" nhiều, miễn là lúc sau đọc
lại thấy tương đối hợp lý là được. (Chính xác thì họ cũng chẳng cho mình số liệu
thực đâu, chỉ cần biết sườn rồi "phệt" thêm thôi).
Phần 3 - là kết luận và góp ý bổ sung. Nôm na là bên
trên phân tích 1 vài điểm chưa được, bên dưới góp ý cải thiện những cái chưa được
ấy. Có khi là bịa ra, có khi là tình trạng thật. Thôi, đến lúc đó rồi e tự biết
làm thế nào.
Note: Bản "Báo cáo thực tập" nhìn chung là
viết khoảng 20 - 30 trang A4. Có thể (nên) dùng font chữ, khoảng cách dòng rộng
rãi để thoáng mắt và... kéo dài số trang.
P/S: Chúc các bạn thành công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét