Bố
cục và yêu cầu một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
Có
thể nói cáo cáo thực tập là một tác phẩm vô cùng quan trọng, và là đứa con tinh
thần của thời sinh viên. Song làm thế nào, viết như thế nào, sưu tầm tư liệu
như thế nào ? vào công ty thực tập phải làm gì ? thì sinh viên còn quá nhiều bỡ
ngỡ và có thể nói đó là quá trình học tập. Nhưng trước tiên, bạn phải nắm rõ bố
cục và nội dung, yêu cầu của một bài báo cáo
Dưới
đây là bố cục và nội dung chính chug nhất cho một bài báo cáo thực tập:
I.
Bố
cục báo cáo:
Bố cục chính là sườn, khung xương của bài báo cáo, thể
hiện bao quát nội dung, hình thức của bài. Nhiều khi bạn sẽ mắc lỗi cơ bản như
mẫu bìa, ghi chú tài liệu tham khảo nếu không để ý và sẽ bị trừ điểm rất nặng,
hầu như các giảng viên rất chú trọng điều này.
Dưới đây trình bày bố cục chung của một báo cáo thực
tập gồm các nội dung sau:
1. Trang
bìa: theo mẫu quy định của nhà trường – 1 trang
2. Lời mở
đầu: nêu sự cần thiết của đề tài, phạm vi nghiên cứu (địa điểm, thời gian, nội
dung…), bố cục báo cáo (chỉ nêu tên các chương thuộc nội dung chính của đề tài)
– khoảng 2 – 3 trang
3. Mục lục:
chương, mục, tiểu mục, trang
4. Danh mục
các bảng biểu, sơ đồ - khoảng 1-2 trang.
5. Nội
dung các chương, mục, tiểu mục – mỗi chương khoảng 20 – 30 trang
6. Kết luận:
tóm lược lại các nội dung đã viết trong báo cáo, các kết quả đạt được, các ứng
dụng của báo cáo.
7. Tài liệu
tham khảo (ghi theo trình tự: tác giả - tên sách – nhà xuất bản, năm xuất bản):
tài liệu tham khảo có thể là sách có thể là các trang web.
Nếu tài liệu itham khảo trên web phải ghi rõ tiêu đề
bài viết, thời gian xuất bản bài viết, tác giả, đường linh
II. Hướng dẫn viết nội dung chính của báo cáo:
Tùy theo đề tài mà nội dung chính của báo cáo thực tập
sẽ có bao nhiêu chương (phần). Phần lớn nội dung chính của các báo cáo thực tập
thuộc ngành kế toán tài chính ngân hàng có kết cấu 3 chương trình bày theo
trình tự sau:
Chương
I: Cơ sở lý luận của đề tài (nêu rõ đề tài gì)
Hệ thống các vấn đề lý luận của đề tài gồm các khái
niệm cơ bản, đặc điểm, phân loại các đối tượng, các phương pháp tính toán áp dụng
cho các đối tượng, các chế độ chính sách quy định cho lĩnh vực thực tập, các chứng
từ thủ tục, các sổ chi tiết, các TK sử dụng và phương pháp hạch toán (định khoản),
các sổ tổng hợp, các quan hệ đối chiếu giữa các sổ…
Chương
II: Thực trạng của đề tài tại (doanh nghiệp……)
-
Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp (địa
phương, ngành…) như sự hình thành và quá trình phát triển, các chỉ tiêu phản
ánh quy mô và kết quả hoạt động trong một số năm gần đây (tổng doanh thu, tổng
chi phí, số lao động bình quân, vốn kinh doanh bình quân, nộp Ngân sách, lợi
nhuận sau thuế, thu nhập bình quân 1 lao động/ tháng…), tổ chức bộ máy quản lý
(sơ đồ, thuyết minh), đặc điểm quy trình công nghệ - sơ đồ, thuyết minh (nếu là
đề tài về quản trị chi phí giá thành), tổ chức bộ máy kế toán (sơ đồ, thuyết
minh), hình thức kế toán, các chính sách phương pháp kế toán áp dụng tại doanh
nghiệp (phương pháp tính thuế GTGT, phương pháp hạch toán hàng tồn kho, năm kế
toán, phương pháp khấu hao TSCĐ, phương pháp tính giá vật tư, hang hóa xuất
kho… ) (tối đa 10 trang)
-
Tiếp theo nêu thực trạng của đề tài tại
đơn vị thực tập. Thực trạng được trình bày cũng theo trình tự như chương I – Lý
thuyết nhưng chỉ đưa ra các dữ liệu thực tế, giải trình rõ các nét đặc thù và
nhận xét – mục này cần được viết kỹ càng với khối lượng ít nhất 20 trang, có
các ví dụ, mẫu biểu chứng từ, sổ sách thực tế của cùng một kỳ minh họa, sao cho
người đọc hiểu được quy trình kế toán của phần hành thuộc phạm vi đề tài tại
đơn vị thực tập
Chương
III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện …..
-
Đánh giá những mặt ưu nhược của thực trạng
tại đơn vị thực tập, định hướng phát triển của đơn vị, sự thay đổi của môi trường,
từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện.Để đánh giá, cần đối chiếu thực tế tổ chức
kế toán với chế độ, chuẩn mực kế toán, với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp,
với yêu cầu quản lý của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
-
Các giải pháp đều phải có tên gọi của giải
pháp, cơ sở đề xuất giải pháp (lý do, nguyên nhân), nội dung giải pháp (có minh
họa bằng các ví dụ, các bảng biểu, các tính toán định lượng), các điều kiện thực
hiện giải pháp, hiệu quả kinh tế xã hội của giải pháp (nếu ước tính được bằng số
liệu thì càng tốt). Cuối chương III cũng có thể (không nhất thiết phải có) nêu
ra các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước và cơ quan quản lý
địa phương. Các kiến nghị phải hợp lý và khả thi, sát với thực tiễn hoạt động của
doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu quản lý của Ban lãnh đạo doanh nghiệp, có hiệu
quả trên góc độ vĩ mô.
-
Để bảo đảm chất lượng báo cáo, số lượng
giải pháp nên có là khoảng 3 – 10 giải pháp.Phần nhận xét đánh giá nên gói gọn
trong 10 trang trở lại, phần giải pháp cần giải thích kỹ càng và trình bày trên
10 trang (càng nhiều nội dung càng tốt). Các kiến nghị (nếu có) không nên quá 5
trang
Lưu ý: các nhận xét ưu
nhược và các giải pháp phải thuộc phạm vi đề tài, giải pháp phải nhằm khắc phục
các hạn chế đã nêu trong phần nhận xét, phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động và
yêu cầu quản lý của đơn vị, các ý tưởng
của giải pháp phải được triển khai càng cụ thể càng tốt nhằm bảo đảm tính khả
thi của giải pháp (tránh chung chung thế nào cũng trúng đối với bất kỳ đơn vị
nào). VD: sinh viên đề xuất giải pháp mở
sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người mua nước ngoài thì cần đưa ra mẫu sổ,
phương pháp ghi sổ, luân chuyển chứng từ dùng ghi sổ…
-
Sinh viên có thể và nên vận dụng các kiến
thức của môn Phân tích hoạt động kinh doanh, Phân tích tài chính, Kế toán quản
trị, Kiểm toán vào mục đánh giá nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện công
tác kế toán.
III. Các yêu cầu đối với một báo cáo:
1. Hình
thức phải có đầy đủ các mục trình bày theo trình tự như yêu cầu.
2. Có bố
cục cân đối hài hòa giữa các nội dung chính.
3. Lời mở
đầu nêu sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài, phạm vi nghiên cứu của đề tài, bố cục
nội dung chính của đề tài.
4. Nội
dung chính trình bày theo trình tự logic, có kết nối giữa các phần. Cuối mỗi
chương nên dành khoảng ½ - 1 trang tóm tắt nội dung của chương và giới thiệu
chuyển tiếp sang chương mới.
5. Tiêu đề
của các chương mục tiểu mục phải phù hợp với nội dung trình bày trong chương mục
và tiểu mục đó. Với mỗi nội dung đều được giải trình rõ ràng, suy luận một cách
logic.
6. Các bảng
biểu sơ đồ đều phải được đánh số, có tên gọi, có đơn vị tính xác định.Số liệu của
các bảng biểu có liên quan phải khớp với nhau.
7. Các dẫn
chứng, số liệu phải được chỉ ra nguồn gốc rõ ràng.
8. Tránh
viết một ý lặp đi lặp lại ở nhiều nội dung khác nhau. Văn viết cần xúc tích, cô
đọng, mạch lạc, đúng chính tả, không có hoặc có rất ít lỗi in ấn.
9. Các giải
pháp phải có tên gọi cụ thể, có giải thích cơ sở đề xuất giải pháp, phải nhằm
giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với nhận xét đánh giá ưu nhược trước
đó, ý nghĩa kinh tế xã hội của báo cáo.
10. Kết luận
cần tóm tắt các nội dung và kết quả đạt được của báo cáo.
Các bạn xem thêm tại:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét