Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Những kiểu xin việc lãng phí thời gian

Những kiểu xin việc lãng phí thời gian

Thời buổi kinh tế khó khăn, người người, nhà nhà xin việc. Và thực tế, cũng có nhiều việc phù hợp với chúng ta đăng tải rộng rãi, nhưng quan trọng bạn có chọn lọc tìm được và cách thức để bạn xin được việc. Có những người tìm mọi cách xin việc mà vẫn thất bại, nhưng có người rất nhanh chóng xin được việc. Dưới đây là những kiểu xin việc lãng phí thời gian, không đem lại hiệu quả, cần tránh khi xin việc.

1. Cầu may

   Đừng mù quáng gửi bản lý lịch của bạn một cách tự nguyện, qua điện tử hay cách nào đó khác, cho bất kỳ công ty nào mà không liên hệ trước.
   Trước khi gửi đơn, CV xin vệc tại bất kỳ công ty nào, bạn nên gọi điện thoại trước. Mặc dù, thông tin tuyển dụng ghi gửi mail, nhưng chắc chắn thông tin tuyển dụng nào cũng số điện thoại liên hệ. Giữa hàng đống mail xin việc, việc bạn gọi điện hỏi chứng tỏ sự quan tâm, tìm hiểu của bạn, gây chú ý nhà tuyển dụng.May mắn hơn, có thể bạn sẽ có lịch phỏng vấn. Ngoài ra, còn tránh trường hợp công ty đã tìm được người phù hợp, việc bạn gửi đơn là vô ích
    Ryan, người sáng lập ra AskLizRyan.com nói rằng: “Việc tung ra các lá đơn xin việc không đạt chuẩn và những bản lý lịch không phân định rồi ngồi cầu nguyện chỉ dành cho người tìm kiếm việc làm trong vô vọng. Việc đó không hề có tác dụng, và dù 10 năm hay hơn thế nữa thì cũng vẫn vô tác dụng”. Hãy thiết lập mối liên hệ trước khi gửi một lá đơn theo yêu cầu và, “bạn thậm chí còn có thể tùy biến bản lý lịch của mình nếu yêu cầu của công việc có đòi hỏi”.




2. Xếp hàng ở hội chợ việc làm

    Một chuyên gia thừa nhận: “Thật buồn khi phải nói ra, nhưng hầu hết các hội chợ việc làm chỉ thêm lãng phí thời gian. Nên tránh những hội chợ việc làm kiểu ồ ạt, ở đó có vô số những nhà tuyển dụng dựng lều rạp, nhưng sẽ chẳng có ai nhận lý lịch cả”. Cũng có một vài hội chợ việc làm có giá trị. Ryan, cựu quản trị nguồn nhân lực, chú ý đến những hội chợ việc làm được tổ chức trong trường đại học và lưu ý đến giờ mở cửa rõ ràng của công ty. Đề cập đến mạng việc làm để học hỏi nếu có bất kì ai có thể giới thiệu những hội chợ đáng giá. “Hỏi xung quanh trước khi bạn chuẩn bị đến hội chợ việc làm hoặc những rủi ro khi thời gian bị lãng phí và cái tôi của bạn cũng bị đụng chạm”.

3. Kiếm những chứng chỉ mà không ai muốn

      Thông thường sẽ cảm thấy ít tự tin hơn vào những kĩ năng của mình nếu bạn đang gặp phải thời điểm khó khăn khi tìm việc, nhưng đừng dồn hết thời gian vào bất kì khóa đào tạo thêm nào trừ khi bạn chắc chắn nó sẽ mang lại những kết quả tiến bộ.

     Hãy nhớ rằng: “Trước khi bạn đăng kí vào một chương trình đào tạo chứng chỉ, hãy kiểm tra bảng công việc để đảm bảo rằng các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu nó. Thật không có ý nghĩa gì khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào một tấm chứng chỉ mà chẳng ai cần đến”.

4. Trả tiền cho người thu dụng nhân tài

    Đừng nộp tiền cho bất kì nhà tuyển dụng nào hay kí kết hợp đồng có thỏa thuận phải nộp tiền. “Những nhà thu dụng nhân tài thực sự, cũng được xem như những nhà tư vấn tìm kiếm hoặc nhà tuyển dụng bên thứ ba, sẽ không nhận tiền của bạn. Họ được người đứng ra tuyển dụng trả tiền để lấp kín những công việc còn trống”. Đáng cảnh báo: “Nếu một nhà tuyển dụng gọi điện hoặc email cho bạn để nói rằng anh/cô ấy có việc còn trống, sau đó mời bạn đến văn phòng của anh/cô ấy để bàn bạc và giới thiệu với bạn một loạt các dịch vụ đào tạo nghề, thì hãy từ bỏ ngay. Những chuyên gia tìm kiếm thực sự sẽ không lấy một xu nào từ ứng cử viên của họ”.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm chúng tôi trên Facebook