Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

MỐI TÌNH SINH VIÊN LÃNG MẠN

Mối tình sinh viên lãng mạn


Đôi bạn trẻ có cái tên cùng vần, thi cùng phòng, cùng bằng tuổi và nói chuyện rất hợp nhau trong những ngày thi đại học. Bất ngờ hơn, cả hai bạn cùng thi đỗ và học chung một lớp với nhau. Tình cảm chớm nở những ngày thi đại học đã nhanh chóng trở thành tình yêu sinh viên khi mà họ sớm đã có chung mối duyên từ lâu.

Năm nhất thơ mộng!
Cả hai cùng đến từ những vùng quê khác nhau. Lần đầu tiên xa gia đình, nỗi nhớ nhà, sự trống trải trong lòng, bạn bè đều mới mẻ, khiến họ dễ đồng cảm với hoàn cảnh của nhau. Ngày ngày, đôi bạn chở nhau tới trường, tối tối hàn huyên tâm sự, đạp xe lòng vòng quanh thành phố…
Có những tối đạp xe từ khu ký túc xá 8 cây số chỉ để lên Tràng Tiền thưởng thức hương vị kem nổi tiếng xứ Hà thành. Rồi qua Hồ Gươm xanh mát với tháp Rùa lung linh ánh đèn huyền ảo. Chàng lôi ra trong túi quần một bài thơ mới làm, đọc ngượng ngùng, cuống quýt. Nàng sinh viên xinh đẹp ngồi sau cười khúc khích. Ôi cái thời sinh viên non nớt, nghèo nàn nhưng thật trong sáng, mãnh liệt và đáng yêu.



Năm thứ hai gắn bó!
Nền móng vững chắc của tình yêu năm thứ nhất đã giúp họ vượt qua được mọi khó khăn và trở nên gắn bó hơn. Mỗi người đều đã quen với môi trường sống, có thêm những người bạn mới thân thiết. Tuy nhiên, họ vẫn dành cho nhau những khoảng thời gian để tình yêu thêm gắn kết. Đôi bạn trẻ giúp đỡ nhau trong việc học hành, sốt sắng những ngày đau ốm…
Cũng có lúc, tình yêu trở nên cực đoan khi cô bạn gái được một người bạn trai khác nhắn tin hay chàng trai được một bạn gái khác liếc mắt. Những vụ cãi vã, tranh luận, hờn ghen… làm gia vị giúp cho tình yêu của họ trở nên cao thượng hơn khi họ vượt qua tất cả.
Năm thứ ba thực tế!
Mỗi người đã tìm được cho mình một công việc làm thêm. Cuộc sống ngày càng khó khăn khi mà sự chu cấp của gia đình chỉ có hạn. Họ lao vào kiếm tiền. Việc học tập cũng trở nên căng thẳng hơn. Họ thậm chí không có thời gian dành cho nhau.
Công việc làm thêm giúp cho họ va chạm nhiều hơn với cuộc sống. Họ có được nhiều mối quan hệ. Cô sinh viên đại học xinh xắn lọt vào mắt của một anh chàng kỹ sư. Cô xao lãng hơn, đắm đuối hơn trước chàng kỹ sư ga lăng, lịch lãm, thành đạt và từng trải. Nhìn lại cuộc sống của mình cùng tình yêu sinh viên nghèo nàn, cô thấy đôi chút mặc cảm. Cô lén hẹn hò với anh chàng kia, bỏ mặc chàng sinh viên nghèo ôm mối tình “hữu duyên”.

Năm thứ tư “Mình chia tay nhé, mỗi người cần có một cuộc sống riêng”
Những tin nhắn thưa thớt dần. Sự lảng tránh của cô gái làm chàng sinh viên nghèo đa nghi. Cậu lén theo dõi và sốc khi nhìn thấy cô đang ngồi sau xe máy và ôm chặt chàng trai khác, hơn mình về mọi mặt. Kiềm chế cảm xúc, tối đến, cậu gọi cô gái ra quán cà phê và chờ một lời giải thích về một tình  yêu tươi đẹp thời sinh viên nay còn đâu?
Nhận được câu trả lời: “Mình chia tay nhé, mỗi người cần có một cuộc sống riêng”, chàng sinh viên nghèo hiểu ra rằng cậu không thể mang lại cho cô gái bộ trang sức bằng vàng tây sáng loáng trên đôi tai , trên cổ và trên tay nàng. Tình yêu không thể bằng lời hứa suông, không thể chỉ là cái ôm thật chặt, một bờ vai vững chắc mỗi khi cô gái muốn dựa vào.

Tình yêu tươi đẹp thời sinh viên khép lại. Khép cả những giấc mơ mới hé. Nhưng để lại một vấn vương, một sự tiếc nuối ngọt ngào…

Thực tập không lương, bạn có muốn không?

Thực tập không lương, bạn có muốn không?


Trong một thảo luận với nhiều phụ huynh và sinh viên tại một sự kiện công cộng, về việc thực tập và mức độ quan trọng của việc này trong việc đảm bảo kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Nhiều phụ huynh và sinh viên đã bày tỏ sự thất vọng rằng hầu hết việc thực tập đều không có lương và nhiều trường đại học hiện nay đòi hỏi sinh viên ghi danh học thêm nếu việc thực tập không có lương.
Tuy nhiên bạn phải xem việc thực tập như một cách để đạt được kiến thức ... giống như một lớp học. Bạn không được trả tiền để đi học!

Mục đích của việc thực tập là gì?
Thực tập là một dịp cho các sinh viên có được hội được sử dụng kiến thức từ lớp học của mình trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Hãy nghĩ thực tập là một kinh nghiệm làm việc chứ không phải là một công việc. Cái kinh nghiệm thực tiễn này sẽ cho phép sinh viên đạt được những kỹ năng mới, xây dựng sự tự tin và tăng cường năng lực chuyên môn. Thông qua thực tập, sinh viên có được một cơ hội để khám phá và trải nghiệm những lựa chọn nghề nghiệp và mở rộng mạng lưới các mối quan hệ nghề nghiệp. Một kỳ thực tập là rất quan trọng để giúp sinh viên có được những mối quan hệ nghề nghiệp và có được các công việc tiềm năng.
Điều mà tôi phát hiện ra là nhiều phụ huynh và sinh viên xem kỳ thực tập theo một cách khác: họ coi nó là một nghề chứ không phải là một dịp để học tập. Điều này đã tạo ra sự thất vọng khi họ biết kỳ thực tập không có lương. Nhưng nếu ta nhìn kỳ thực tập qua lăng kính học tập, ta sẽ thấy nó chẳng khác gì một cái lớp học nơi sinh viên cũng phải làm việc để có được kỹ năng. Việc thực tập cho ta một thứ không có lớp học nào có thể cho ta: kinh nghiệm làm việc và mối quan hệ nghề nghiệp. Đó là những giá trị vô giá cho bất cứ sinh viên nào.

Tại sao việc thực tập quan trọng?
Theo Hiệp hội Quốc gia các trường  Đại học và Nhà tuyển dụng Hoa Kỳ, 62 % nhà tuyển dụng tuyển dụng nhân viên mới của họ từ các chương trình thực tập "ở công ty của họ".Vì điều này, việc sinh viên cần phải có càng nhiều kinh nghiệm thực tập càng tốt là một việc quan trọng. Những cơ hội đó sẽ cho sinh viên có khả năng chủ động trong việc xây dựng các mối quan hệ nghề nghiệp.
Khi nào sinh viên nên bắt đầu thực tập?
Đây là một câu hỏi khó. Thông thường, nó tùy thuộc vào chuyên ngành và tổng hợp các kỹ năng của sinh viên tại bất cứ thời điểm nào. Đôi khi một chương trình chuyên ngành được thiết kế để chỉ cho phép sinh viên thực tập trong khoảng thời gian đặc biệt. Vài chuyên ngành khác thì không có hạn chế nào.
Những gì tôi thường nói với sinh viên là họ nên thoải mái trong năm đầu và bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc thực tập trong năm thứ hai. Đây là thời gian tốt để tự chọn các lớp học và tìm hiểu các lựa chọn nghề nghiệp. Nếu họ tìm ra cơ hội thực tập, hãy làm ngay. Sai lầm lớn nhất của sinh viên là họ thường hay đợi đến năm 3 năm 4 mới bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc làm sau khi tốt nghiệp. Bởi sau thời điểm này, việc có được các kinh nghiệm cần để để làm một vài công việc nhất định có thể sẽ khó khăn.
Bản thân tôi tin rằng sinh viên cần phải thực tập suốt thời gian học tập, đặc biệt họ phải đi thực tập trong thời gian nghĩ hè. Nếu sinh viên có thể thực tập ngay trong năm hai mà không ảnh hưởng tới chương trình học, tôi sẽ cổ vũ cho họ. Tôi không nghĩ rằng sinh viên có thể có quá nhiều tiếp xúc và kinh nghiệm với công việc.


Một tuần bạn nên thực tập bao nhiêu giờ?
Câu hỏi này phụ thuộc là thời khóa biểu học tập của sinh viên.Tôi biết nhiều sinh viên thực tập từ 4 đến16 giờ một tuần trong suốt thời gian học. Hầu hết các cơ sở thực tập đề có thời khóa biểu linh động cho sinh viên, nhưng họ muốn sinh viên có thể dành ít nhất 4 tới 8 giờ trong một tuần để thực tập. Càng làm việc ít giờ, sinh viên càng ít có cơ hội được tham gia vào các dự án và hay được giao việc lớn hơn. Mọi sinh viên các năm lớn đều có thể sắp xếp thời khóa biểu để có thể dành ra một đến hai ngày cho công việc thực tập. Trong mùa hè, nhiều sinh viên thực tập đến 20 tiếng hoặc hơn nữa trong một tuần. Các quyết định phần lớn phải được dựa trên khối lượng và tiến độ học tập.
Sinh viên cần phải lưu ý đến giá trị thời gian họ bỏ ra. Bạn cần phải chú ý đến những gì thu lại được từ những gì bạn đầu tư. Một tuần thực tập 2 đến 4 tiếng sẽ không mang lại kinh nghiệm hữu ích nào để phát triển công việc nghề nghiệp.

Vì sao thực tập không có lương?
Việc trả lương cho sinh viên thực tập không còn là một tiêu chuẩn nữa. Hầu hết mọi việc thực tập đều không có lương. Sinh viên và các bậc cha mẹ phải xem việc thực tập như một cách để đạt được kiến thức ... giống như một lớp học. Bạn không được trả tiền để đi học!
Hầu hết các nơi thực tập đều dành thời gian và nguồn lực để đào tạo sinh viên và cho phép họ tiếp cận với các kỹ năng và kinh nghiệm mới. Việc thực tập nên là một dịp để học tập cho sinh viên.. Tuy nhiên, sinh viên thực tập không nên đóng vai trò của một nhân viên. Thực tập không phải là một công việc. Điều không có nghĩa là sinh viên không làm một vài việc, nhưng họ không nên được những nhiệm vụ và có những trách nhiệm giống với nhân viên toàn thời gian.
Nếu là một sinh viên làm việc mà không có lương, thì bạn phải đảm bảo rằng mình sẽ đạt được điều gì đó Bạn không nên ngồi chơi xơi nước hoặc giết thời gian trên Internet. Bạn cần lấy được kinh nghiệm bằng cách làm việc với những người khác trong dự án, tham dự các cuộc họp, trả lời điện thoại, vv. Những sinh viên thấy mình không bị thử thách phải lên tiếng và để cho người giám sát biết rằng mình muốn làm nhiều hơn. Nếu mọi thứ không thay đổi, thì bạn có lẽ nên tìm một việc thực tập khác. Tuy nhiên, bạn đừng có rời đi đột ngột hoặc bất lịch sự. Hãy nghỉ trong một phong thái chuyên nghiệp. Bạn sẽ không muốn mình trở thành một thực tập sinh "trốn mất tích, lặn mất tăm" đâu.
Một điều lưu ý: sinh viên không nên nhầm lẫn giữa việc "không có tính thử thách" và việc "vô nghĩa". Lấy cà phê, sao chép tài liệu, và làm việc vặt là nhiệm vụ chung cho nhiều thực tập sinh. Các nhiệm vụ này chứng minh độ tin cậy, sự kiên trì, khả năng lưu ý và chú ý đến các chi tiết. Và mỗi việc như thế cũng cho ta cơ hộp để tiếp xúc với các chuyên gia.
Kinh nghiệm cá nhân tôi cho thấy là nhiều sinh viên cảm thấy công việc tầm thường là thấp kém họ và họ sẽ nghỉ sớm quá hoặc họ mất đi cơ hội. Đừng làm thế.. Sinh viên cũng phải trả lệ phí. Không ai bắt đầu ở trên cao hoặc thậm chí ở khoảng giữa. Kiên nhẫn là điều cần thiết cho bất cứ ai gia nhập vào lực lượng lao động. Đối với những người kiên nhẫn, bạn sẽ nhận được sự tưởng thưởng.

Lời kết:

Tôi hay nói với học sinh là làm thực tập cũng giống như làm một bài phỏng vấn kéo dài bốn tới năm tháng. Sinh viên cần biết rằng họ luôn được theo dõi và năng lực của họ luôn được đánh giá. Đến đúng giờ, làm việc và đừng có nhắn tin cho bạn trong mỗi 10 phút và hãy tránh các tranh chấp ngoài công việc trong văn phòng. Và hãy thực tập mà đừng có tự ái. Cảm giác quá thổi phồng giá trị bản thân có thể làm phương hại uy tín công việc của họ và con đường sự nghiệp. Hãy nhớ rằng, thái độ và hành vi là những thứ tạo nên hình ảnh trong công việc của chúng ta. Các thực tập viên được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp là những người được mọi người nhớ đến vì những lý do tốt đẹp.
Chúc  bạn may mắn trong việc tìm kiếm công việc và khi thực tập.


Hãy tận hưởng cuộc đời của sinh viên năm tư

Hãy tận hưởng cuộc đời của sinh viên năm tư

Học năm tư, năm cuối của cuộc đời sinh viên, bạn sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác về cuộc sống, có nhiều điều thú vị nhưng cũng không ít bộn bề lo toan.Tuy nhiên cuộc đời sinh viên trôi qua rất nhanh, hãy xem sinh viên năm tư cuộc sống như thế nào nhé ?

Thầy cô trở nên dễ tính và thông cảm
Phần lớn các bạn sinh viên đều được đi thực tập trong khoảng thời gian ở năm 3 hoặc năm 4. Sau đợt thực tập, có bạn được giữ lại làm ở cơ quan, có bạn lo xa nên đã nộp đơn xin đi làm ở nơi khác, có bạn chính thức đi làm nên chuyện học có phần lơ là. Thầy cô rất hiểu điều đó nên không quá gắt gao với những bạn năm cuối. Những môn học cuối cùng ở năm 4 thường thiên về kĩ năng thực hành, đề thi dạng mở hoặc cho làm tiểu luận tại nhà. Bạn không cần phải đến lớp vẫn có thể hoàn thành các môn học trọn vẹn.



Các môn chuyên ngành thật sự thú vị
Những môn học ở năm 4 là những môn cực kì có ích cho công việc của bạn sau này. Chính vì bạn mang tâm thế “học để mở mang kiến thức” chứ không phải học để đối phó hoặc học để có điểm, nên cách học linh động hơn, giờ lên lớn trở nên cởi mở, thú vị hơn. Bạn sẽ chăm phát biểu và tích cực tương tác với giảng viên. Kĩ năng làm việc nhóm lúc này không còn là điều gì đó đáng sợ nữa vì bạn đã quá quen với việc này từ năm 2, năm 3. Bạn cũng đã có vài người bạn thân thân nên việc cùng giúp nhau trong học tập trở nên suôn sẻ, thuận lợi bất ngờ.

Trân trọng những ngày cuối cùng trên giảng đường
Sau đợt thực tập, sinh viên năm 4 sẽ nhận ra rằng, đi học sướng hơn đi làm rất nhiều. Chính vì vậy họ luôn cảm thấy quý những ngày cuối cùng được học. Họ sẽ học nhiệt thành hơn, chủ động đến lớp nhiều hơn, và im lặng nghe giảng thay vì làm ồn hoặc ngủ gật. Vì họ biết có những kiến thức không thể tìm được ngoài đời, học ngay từ bây giờ còn chưa muộn.

Cảm thấy bản thân đủ “lớn” để quên áp lực thành tích
Sinh viên năm 4 đã có đủ trải nghiệm để hiểu, một tấm bằng giỏi không thể khiến bạn xin việc làm dễ dàng, nếu bạn thiếu kiến thức và kĩ năng. Vì vậy các sinh viên năm 4 luôn cố gắng hoàn thành trọn vẹn chương trình học, không phải vì điểm số hay tấm bằng tốt nghiệp, mà vì họ cảm thấy họ cần phải học để đi làm. Việc học hành vào năm 4 của sinh viên trở nên nghiêm túc và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Bạn không còn “nghèo” nữa
Đã qua rồi cái thời đi xe buýt chen chúc, ăn mì gói, hết tiền vào giữa tháng, ở trọ tại một nơi hẻo lánh tồi tàn… Sinh viên năm 4 là những bạn thường đi học bằng xe máy, ăn mặc chỉn chu, thi thoảng sẵn sàng vào một quán sang sang như một cách tự động viên mình, đã biết tự kiếm tiền, và thường ở trọ gần nơi làm việc nên mọi thứ đều thuận tiện. So với cách đây vài năm trước, sinh viên năm 4 có quyền hi vọng vào một tương lai rạng rỡ sau khi ra trường. Bởi họ có trình độ, có kĩ năng, và ấp ủ nhiều hoài bão to lớn, đang chờ được tự do để tung hoành.


Nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai Việt Nam

Nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai Việt Nam

Thế giới mỗi ngày thay đổi, công nghệ phát triển không ngừng đã tạo ra thiết bị thay thế cao người, có ngành bị đào thải và những ngành mới mọc lên. Vậy nhu cầu việc làm trong tương lai của Việt Nam là gì ? Ngành nào chú trọng ?….
Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 chỉ rõ những ngành, nghề sẽ được chú trọng đào tạo trong 10 năm tới… phục vụ cho nhiều vấn đề cần giải quyết liên quan đến lĩnh vực Công nghệ như biến đổi khí hậu, ô nhiễm, rác thải, bệnh tật, lương thực, kinh doanh….

·        10 ngành nghề nhiều cơ hội trong tương lai:

>> Ngành Sinh học:  bao gồm Công nghệ sinh học, Môi trường, Dược liệu… sẽ cho sinh viên một nghề nghiệp có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Ứng dụng công nghệ sinh học vào những mặt hàng đang có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như lúa, gạo, cà phê, hạt điều, thanh long, thuỷ hải sản… cũng được chú trọng đẩy mạnh.
Trong lĩnh vực bảo quản, chế biến thực phẩm ở Việt Nam hiện nay, tuy chúng ta đã sử dụng nhiều công nghệ và biện pháp khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thế giới, nhất là vấn đề VS-ATTP.
Ngành Công nghệ sinh học, trong đó có Công nghệ sinh học Enzyme đứng trước những vận hội mới đầy triển vọng. Các nhà khoa học trong các lĩnh vực này cần có những nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu để ngành Công nghệ sinh học phát triển, mang lại những sản phẩm và dịch vụ dồi dào cho đất nước. (Xem thêm: Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ Sinh học).
>> Ngành Công nghiệp nguyên tử: là ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao. Đội ngũ nhân lực hoạt động trong ngành này phải có vốn kiến thức khoa học kỹ thuật, bề dày kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tốt. Nguồn nhân lực này thuộc các đơn vị như tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, bộ Khoa học và công nghệ, bộ Tài nguyên và môi trường.
Theo dự kiến, khi hai tổ máy của điện hạt nhân Ninh Thuận đi vào hoạt động (2020) thì sẽ có số lượng nhân lực vận hành là 1.150 người, trong đó có 300 người là chuyên gia hạt nhân, còn là là các chuyên gia thuộc chuyên ngành khác.
Hàng năm, Bộ GD-ĐT phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN tuyển sinh cán bộ, sinh viên đi đào tạo kỹ sư, thạc sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân tại các Trường Đại học Nghiên cứu hạt nhân của quốc gia Nga, Nhật, Pháp
(Xem thêm: Phát triển nguồn nhân lực Năng lượng nguyên tử là thách thức rất lớn)
>> Công nghệ tự động hoá: Đưa nhanh những ứng dụng công nghệ thiết kế và chế tạo với sự trợ giúp của máy tính trong ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu. Ứng dụng công nghệ tự động hoá tích hợp toàn diện cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Phổ cập công nghệ điều khiển số bằng máy tính trong các lĩnh vực máy móc cho các hệ thống gia công chế tạo, máy công cụ phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Ứng dụng rộng rãi công nghệ tự động hoá đo lường và xử lý thông tin phục vụ các ngành sản xuất, dự báo thời tiết và thiên tai, bảo vệ môi trường. Sử dụng robot trong những công đoạn sản xuất không an toàn cho con người, trong môi trường độc hại hay một số dây chuyền công nghiệp, quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh ứng dụng tự động hoá trong công nghiệp đóng tràu, lắp ráp ô tô, chế tạo máy chính xác và thiết bị cho năng lượng gió. (Xem thêm: Ngành Tự động hóa - Công nghệ điều khiển tự động)
>> Công nghệ vật liệu: nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả một số vật liệu có khă năng chế tạo. Đó là một số loại thép hợp kim chất lượng cao, các hợp kim có tính năng tổng hợp và hợp kim nhôm, vật liệu composit sử dụng nền kim loại sử dụng trong kỹ thuật điện, điện tử và y - sinh; vật liệu polime và composit trong các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp, thuỷ sản và quốc phòng; vật liệu polime composit sử dụng cho kỹ thuật điện và điện tử trong điều kiện môi trương khắc nghiệt; vật liệu dùng trong y học để thay thế một số bộ phận trong cơ thể người và điều tiết sinh lý, điều tiết tăng trưởng… (Xem thêm: Nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ Vật Liệu)
>> Khoa học nông nghiệp: Muốn cạnh tranh với thế giới, muốn chất lượng nông nghiệp của nước ta được cải thiện thì phải có một đội ngũ am hiểu khoa học nông nghiệp, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, hướng dẫn lại kiến thức cho những người làm nghề… (Xem thêm: Tiềm năng các ngành khối Nông - lâm)
>> Công nghệ thông tin : Hiện nhu cầu đội ngũ nhân lực có trình độ cao về công nghệ thông tin là rất lớn. Hàng ngày gần như ta tiếp cận với công nghệ thông tin rất thường xuyên. Tất cả các lĩnh vực đều cần đến công nghệ thông tin. Triển vọng của ngành rất lớn, nên cơ hội việc làm rất cao. Riêng người quản lý về mạng hiện nay rất thiếu trong các ngân hàng, nhà máy…
>> Ngành công nghệ cơ khí – Cơ điện tử: Cơ điện tử là ngành tương đối mới, học về liên ngành. Trước tiên, sẽ học về cơ khí, nhưng kiến thức không kém phần quan trọng là điện tử, máy tính. Hướng của ngành cơ điện tử chia ra thành nhiều hướng, các máy quang học, cơ điện tử ô tô, robot, dây chuyền tự động… cơ điện tử cũng đảm đương. Chẳng hạn như chế tạo ra các thiết bị trong chẩn đoán y khoa, thiết bị trong ngân hàng (máy ATM), chế tạo robot, dây chuyền tự động trong công nghiệp. Cơ hội việc làm tương đối lớn bởi đa số các xí nghiệp hiện nay tuyển sinh viên cơ điện tử khá nhiều. Dây chuyền tự động trong các xí nghiệp cũng cần nhiều nhân lực này. Đây là ngành tạo ra sản phẩm cuối cùng trong nền công nghiệp. (Thị trường Nhật hiện rất cần nhân lực ngành cơ điện tử và tuyển rất nhiều sinh viên Việt Nam)


>> Ngành Tài nguyên và môi trường
>> Nghề khai thác thuỷ sản
>> Nhóm ngành Hóa học

·        Vùng miền
Vùng trung du miền núi phía Bắc cần tập trung đào tạo nhân lực cho các ngành: Sản xuất, chế biến các loại nông - lâm sản, đặc sản chất lượng và giá trị kinh tế cao, chế tạo và lắp ráp điện tử, công nghiệp vật liệu, du lịch dịch vụ, kinh tế cửa khẩu...
Đối với đồng bằng sông Hồng, tập trung đào tạo nhân lực các ngành Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, đào tạo nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu mới, chế biến dược phẩm và thực phẩm … Đào tạo nghề trình độ cao cho các ngành công nghiệp điện tử, chế tạo máy, kỹ thuật điện, sản xuất vật liệu, du lịch, viễn thông …
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tập trung đào tạo nhân lực ngành Công nghiệp lọc hóa dầu, cơ khí, chế tạo và lắp ráp thiết bị điện - điện tử, công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến thủy, hải sản xuất khẩu; dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ gắn với phát triển du lịch và các dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ công nghệ, pháp lý, môi trường, viễn thông, phát triển thị trường bất động sản …
Vùng Tây Nguyên tập trung đào tạo đủ nhân lực ngành, lĩnh vực Thủy điện, khai thác khoáng sản, chế biến nông, lâm sản …; nhân lực kỹ thuật cho phát triển các ngành trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều …. Phát triển đào tạo nhân lực tại chỗ cho các ngành dịch vụ: Tài chính ngân hàng, tín dụng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Vùng Đông Nam Bộ tập trung các ngành thương mại, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin - viễn thông, hóa dầu, kỹ thuật điện, điện tử, cơ khí chế tạo, nhóm ngành thiết kế, các dịch vụ du lịch chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao …

Vùng đồng bằng sông Cửu Long chú trọng đào tạo nhân lực ngành Công nghiệp chế biến nông lâm, thủy hải sản xuất khẩu; chế biến rau quả, chế biến thịt, cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, cơ khí sửa chữa, điện, điện tử, công nghệ thông tin, hóa chất, dược phẩm, công nghiệp dệt may, da giày …

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Các lỗi mắc phải khi viết báo cáo thực tập

Các lỗi mắc phải khi viết báo cáo thực tập

1.     Quá quan trọng hóa việc thực tập
Nhiều sinh viên tự tạo áp lực buộc mình phải thực tập ở nơi có danh tiếng – đề tài phải bốc lửa, bài làm phải dài và cực đỉnh, phải thực tập thật tốt để được mời làm luôn bla bla bla… Sự thật thì thực tập cũng giống 1 môn học 5 chỉ mà thôi.
Những lưu ý khi làm báo cáo thực tập
Những lưu ý khi làm báo cáo thực tập
2.     Chạy theo số đông
Đề tài và nơi thực tập vô tình trở thành cái bẫy khiến tất cả chết chung. Hãy tìm nơi ít có người thực tập để bản thân có việc để làm.
Đề tài báo cáo thực tập nên liên quan đến chuyên ngành của mình đang học. Thực tế thì bài làm đó sẽ dc điểm cao hơn do có cái nhìn thiện cảm hơn từ người chấm.
3.     Sao chép quá nhiều báo cáo thực tập của người khác
Có một thực tế đáng buồn là nhìu người làm xong chẳng nhớ tên đề tài báo cáo thực tập của mình. Lấy ý tưởng của báo cáo trước và sử dụng số liệu của nơi thực tập cùng kiến thức đã học để làm 1 sản phẩm của chính bản thân mình.
Việc cắt giảm càng nhìu “sản phẩm” của người khác càng giúp bạn hiểu hơn về bài làm của mình.

4.     Bài báo cáo thực tập viết quá dài
Người chấm rất ghét bài làm quá dài, lý thuyết quá nhìu và thiếu ý tưởng sáng tạo.
Một bài viết được đánh giá cao là ko cần nhìu bảng số liệu (chỉ nên từ 2 – 4 bảng) và nêu được vấn đề chính kèm theo biểu đồ hóa số liệu và có sự so sánh, nhận xét 1 cách thực tiễn. Thông thường sinh viên thiếu kiến thức thực tiễn.


PS: Đây chỉ là những lỗi cơ bản và điều quan trọng là cần làm chủ bản thân. Hãy nhớ “LÀM CÁI GÌ

Kinh nghiệm đi thực tập cho sinh viên

Kinh nghiệm đi thực tập

Thực tập – quá trình trải nghiệm, học tập, tìm tòi, có thể nói như một trang mới đối với mỗi sinh viên. Tuy nhiên nó cũng có thể là nỗi lo sợ, ám ảnh với những ai không có dự chuẩn bị tốt, kiến thức chưa vững,..
Qua quá trình tìm hiểu, mình xin góp ý đôi lời

Báo cáo thực tập:
- Trước tiên là tìm được nơi để mà thực tập cái đã. Có 2 cách: hoặc là nhờ người quen giới thiệu cho nơi thực tập, hoặc là tự mình vác hồ sơ đi "xin thực tập" (cái này phải nhờ thực lực và may mắn nữa). Kém lắm, ko tự tìm được thì mới nhờ nhà trường giới thiệu cho thôi. Bởi vì khi ấy đều là những chỗ mà thầy, cô giáo có quan hệ giới thiệu vào. Và gần như năm nào cũng đưa SV vào đó nên họ nhẵn mặt rồi. Hên thì họ ném cho mấy cái báo cáo, luận văn cũ mà xài - xui thì họ chán đến tận cổ, thôi tụi bay đừng đến nữa, mệt tiu... Chỗ nào cũng được, miễn là phải phù hợp với chuyên ngành, và có điều kiện để tìm kiếm thông tin, tài liệu cần thiết là được.
- Note: Nhiều người cứ cố tìm chỗ thực tập chắc chắn để sau này xin vào làm luôn. Nói thật là trừ những chỗ quan hệ quen bit, hoặc rất tự tin ở thực lực của mình ra - thì tốt nhất đừng hi vọng hão huyền điều này. Tỉ lệ % thành công rất thấp.
- Tiếp theo, khi có chỗ rồi e sẽ đến "thực tập" tại đó. Lại có 2 tình huống xảy ra: Nếu là cty nhỏ, nhiều việc - họ muốn e tham gia trực tiếp vào công việc, giống như 1 nhân viên thử việc vậy. Ngày làm việc 8 tiếng, phải chạy đôn, chạy đáo, cuối tháng nhận lương (thử việc)... blah blah... Nếu là cty lớn, ít việc - họ nói thẳng ra là e đến cũng được, ko đến cũng chả sao. Thậm chí từ đầu đến cuối đợt thực tập e đến điểm danh 2 lần, 1 cho buổi đầu tiên trình diện và 2 cho buổi cuối cùng đến xin chữ ký, con dấu xác nhận thế là đủ.


- Note: Nên tranh thủ gây cảm tình với mọi ng trong cty, sẵn sàng để làm những việc ngoài chuyên ngành, ngoài khả năng, thậm chí chỉ là đến pha trà, dọn dẹp phòng mỗi ngày thôi cũng được. Nếu ko chuẩn bị sẵn tâm lý ấy, e sẽ bị sốc - vì đơn giản là, từ môi trường học tập ra thực tế cuộc sống rất khác nhau. Muốn làm thầy, trước tiên phải học làm thợ cho tốt. Cuộc sống ko "hồng hào", cũng chẳng "xám xịt" - miễn là e xác định đúng với thực tế, và sẵn sàng theo đuổi, thế là được rồi.
- Vấn đề tài liệu thì có mấy nguồn như thế này:
1. Sách, báo, internet: nếu cty đó có website thì tìm hiểu ở đó, nếu ko có thì... Google. E sẽ phải thử dùng với rất nhiều từ khóa có thể nghĩ ra được thì mới đủ tư liệu. Thậm chí là phải link từ trang nọ sang trang kia tít mù rồi mới thấy cái mà mình cần tìm. A gợi ý là dùng những trang vàng ... và những trang tìm kiếm doanh nghiệp, rao vặt khác để bit được thông tin cơ bản và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
2. Người quen: Thiết lập quan hệ với những người trong phòng, và trong cty (đặc biệt là phòng hành chính) và nhờ họ kiếm tài liệu cho. Đôi khi tìm họ nói chuyện phiếm, tiện thể lồng thông tin mình cần hỏi vào trong (ví dụ: cty mình thành lập lâu chưa chị, hình như mình kinh doanh chủ yếu cái này phải ko, nghe nói lĩnh vực này giờ đang khó khăn, nhiều cạnh tranh...). Trong cty có 1 tuýp người, làm việc chẳng được bao nhiêu, nhưng lại "bít hết chuyện thiên hạ" - nôm na là giống mẹ Đốp, hoặc mõ rao ý. Chiếm cảm tình và buôn dưa lê với họ là có ối thứ mình cần.
3. Luận văn, báo cáo cũ: Nếu may mắn được người trong cty "vứt cho" mấy luận văn và báo cáo thực tập cũ của mấy người đi trước thì còn j bằng. Lúc ấy em chỉ cần copy, paste và chỉnh sửa tí xíu là ok.
- Tùy theo từng giáo viên, có thể yêu cầu làm Nhật ký thực tập hàng tuần. Cuối kì thì làm Báo cáo thực tập có xác nhận của cơ quan ấy. Nên hỏi ý kiến và báo cáo thường xuyên để biết ý của thầy, cô. Và cũng nên chuẩn bị dần các giấy tờ liên quan: giấy khai sinh, CV, giấy giới thiệu, CMT, thẻ sinh viên... đề phòng họ yêu cầu.
- Cuối cùng, là phần nội dung: Một Báo cáo thực tập thông thường gồm 3 phần.
Phần 1 - là những thông tin chung, cơ bản về doanh nghiệp (Lịch sử thành lập, cơ cấu nhân sự, ngành nghề kinh doanh...). Cái này sưu tầm từ nguồn Internet, phỏng vấn là chính, có thể "bịa"thêm 1 chút cho dài.
Phần 2 - là thực trạng hoạt động. Tùy chuyên ngành yêu cầu mà phân tích sâu hơn về mảng hoạt động ấy. Lưu ý là phần này sẽ cần thêm sơ đồ, biểu đồ và nhiều số liệu khác. Dứt khoát phải nhờ vả người quen, thầy cô và cty đó nhiều. Thậm chí là phải "bịa" nhiều, miễn là lúc sau đọc lại thấy tương đối hợp lý là được. (Chính xác thì họ cũng chẳng cho mình số liệu thực đâu, chỉ cần biết sườn rồi "phệt" thêm thôi).
Phần 3 - là kết luận và góp ý bổ sung. Nôm na là bên trên phân tích 1 vài điểm chưa được, bên dưới góp ý cải thiện những cái chưa được ấy. Có khi là bịa ra, có khi là tình trạng thật. Thôi, đến lúc đó rồi e tự biết làm thế nào.
Note: Bản "Báo cáo thực tập" nhìn chung là viết khoảng 20 - 30 trang A4. Có thể (nên) dùng font chữ, khoảng cách dòng rộng rãi để thoáng mắt và... kéo dài số trang.

P/S: Chúc các bạn thành công

Bố cục và yêu cầu một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bố cục và yêu cầu một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp

Có thể nói cáo cáo thực tập là một tác phẩm vô cùng quan trọng, và là đứa con tinh thần của thời sinh viên. Song làm thế nào, viết như thế nào, sưu tầm tư liệu như thế nào ? vào công ty thực tập phải làm gì ? thì sinh viên còn quá nhiều bỡ ngỡ và có thể nói đó là quá trình học tập. Nhưng trước tiên, bạn phải nắm rõ bố cục và nội dung, yêu cầu của một bài báo cáo
Dưới đây là bố cục và nội dung chính chug nhất cho một bài báo cáo thực tập:

I.                     Bố cục báo cáo:

Bố cục chính là sườn, khung xương của bài báo cáo, thể hiện bao quát nội dung, hình thức của bài. Nhiều khi bạn sẽ mắc lỗi cơ bản như mẫu bìa, ghi chú tài liệu tham khảo nếu không để ý và sẽ bị trừ điểm rất nặng, hầu như các giảng viên rất chú trọng điều này.
Dưới đây trình bày bố cục chung của một báo cáo thực tập gồm các nội dung sau:
1.   Trang bìa: theo mẫu quy định của nhà trường – 1 trang
2.    Lời mở đầu: nêu sự cần thiết của đề tài, phạm vi nghiên cứu (địa điểm, thời gian, nội dung…), bố cục báo cáo (chỉ nêu tên các chương thuộc nội dung chính của đề tài) – khoảng 2 – 3 trang
3.       Mục lục: chương, mục, tiểu mục, trang
4.    Danh mục các bảng biểu, sơ đồ - khoảng 1-2 trang.
5.    Nội dung các chương, mục, tiểu mục – mỗi chương khoảng 20 – 30 trang
6.    Kết luận: tóm lược lại các nội dung đã viết trong báo cáo, các kết quả đạt được, các ứng dụng của báo cáo.
7.    Tài liệu tham khảo (ghi theo trình tự: tác giả - tên sách – nhà xuất bản, năm xuất bản): tài liệu tham khảo có thể là sách có thể là các trang web. 
Nếu tài liệu itham khảo trên web phải ghi rõ tiêu đề bài viết, thời gian xuất bản bài viết, tác giả, đường linh

II.      Hướng dẫn viết nội dung chính của báo cáo:

Tùy theo đề tài mà nội dung chính của báo cáo thực tập sẽ có bao nhiêu chương (phần). Phần lớn nội dung chính của các báo cáo thực tập thuộc ngành kế toán tài chính ngân hàng có kết cấu 3 chương trình bày theo trình tự sau:
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài (nêu rõ đề tài gì)
Hệ thống các vấn đề lý luận của đề tài gồm các khái niệm cơ bản, đặc điểm, phân loại các đối tượng, các phương pháp tính toán áp dụng cho các đối tượng, các chế độ chính sách quy định cho lĩnh vực thực tập, các chứng từ thủ tục, các sổ chi tiết, các TK sử dụng và phương pháp hạch toán (định khoản), các sổ tổng hợp, các quan hệ đối chiếu giữa các sổ…
Chương II: Thực trạng của đề tài tại (doanh nghiệp……)
-         Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp (địa phương, ngành…) như sự hình thành và quá trình phát triển, các chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả hoạt động trong một số năm gần đây (tổng doanh thu, tổng chi phí, số lao động bình quân, vốn kinh doanh bình quân, nộp Ngân sách, lợi nhuận sau thuế, thu nhập bình quân 1 lao động/ tháng…), tổ chức bộ máy quản lý (sơ đồ, thuyết minh), đặc điểm quy trình công nghệ - sơ đồ, thuyết minh (nếu là đề tài về quản trị chi phí giá thành), tổ chức bộ máy kế toán (sơ đồ, thuyết minh), hình thức kế toán, các chính sách phương pháp kế toán áp dụng tại doanh nghiệp (phương pháp tính thuế GTGT, phương pháp hạch toán hàng tồn kho, năm kế toán, phương pháp khấu hao TSCĐ, phương pháp tính giá vật tư, hang hóa xuất kho… ) (tối đa 10 trang)
-         Tiếp theo nêu thực trạng của đề tài tại đơn vị thực tập. Thực trạng được trình bày cũng theo trình tự như chương I – Lý thuyết nhưng chỉ đưa ra các dữ liệu thực tế, giải trình rõ các nét đặc thù và nhận xét – mục này cần được viết kỹ càng với khối lượng ít nhất 20 trang, có các ví dụ, mẫu biểu chứng từ, sổ sách thực tế của cùng một kỳ minh họa, sao cho người đọc hiểu được quy trình kế toán của phần hành thuộc phạm vi đề tài tại đơn vị thực tập



Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện …..

-         Đánh giá những mặt ưu nhược của thực trạng tại đơn vị thực tập, định hướng phát triển của đơn vị, sự thay đổi của môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện.Để đánh giá, cần đối chiếu thực tế tổ chức kế toán với chế độ, chuẩn mực kế toán, với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, với yêu cầu quản lý của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
-         Các giải pháp đều phải có tên gọi của giải pháp, cơ sở đề xuất giải pháp (lý do, nguyên nhân), nội dung giải pháp (có minh họa bằng các ví dụ, các bảng biểu, các tính toán định lượng), các điều kiện thực hiện giải pháp, hiệu quả kinh tế xã hội của giải pháp (nếu ước tính được bằng số liệu thì càng tốt). Cuối chương III cũng có thể (không nhất thiết phải có) nêu ra các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước và cơ quan quản lý địa phương. Các kiến nghị phải hợp lý và khả thi, sát với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu quản lý của Ban lãnh đạo doanh nghiệp, có hiệu quả trên góc độ vĩ mô.
-         Để bảo đảm chất lượng báo cáo, số lượng giải pháp nên có là khoảng 3 – 10 giải pháp.Phần nhận xét đánh giá nên gói gọn trong 10 trang trở lại, phần giải pháp cần giải thích kỹ càng và trình bày trên 10 trang (càng nhiều nội dung càng tốt). Các kiến nghị (nếu có) không nên quá 5 trang
Lưu ý: các nhận xét ưu nhược và các giải pháp phải thuộc phạm vi đề tài, giải pháp phải nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu trong phần nhận xét, phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị,  các ý tưởng của giải pháp phải được triển khai càng cụ thể càng tốt nhằm bảo đảm tính khả thi của giải pháp (tránh chung chung thế nào cũng trúng đối với bất kỳ đơn vị nào).  VD: sinh viên đề xuất giải pháp mở sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người mua nước ngoài thì cần đưa ra mẫu sổ, phương pháp ghi sổ, luân chuyển chứng từ dùng ghi sổ…
-         Sinh viên có thể và nên vận dụng các kiến thức của môn Phân tích hoạt động kinh doanh, Phân tích tài chính, Kế toán quản trị, Kiểm toán vào mục đánh giá nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán.


III.    Các yêu cầu đối với một báo cáo:

1.   Hình thức phải có đầy đủ các mục trình bày theo trình tự như yêu cầu.
2.   Có bố cục cân đối hài hòa giữa các nội dung chính.
3.   Lời mở đầu nêu sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài, phạm vi nghiên cứu của đề tài, bố cục nội dung chính của đề tài.
4.   Nội dung chính trình bày theo trình tự logic, có kết nối giữa các phần. Cuối mỗi chương nên dành khoảng ½ - 1 trang tóm tắt nội dung của chương và giới thiệu chuyển tiếp sang chương mới.
5.  Tiêu đề của các chương mục tiểu mục phải phù hợp với nội dung trình bày trong chương mục và tiểu mục đó. Với mỗi nội dung đều được giải trình rõ ràng, suy luận một cách logic.
6.  Các bảng biểu sơ đồ đều phải được đánh số, có tên gọi, có đơn vị tính xác định.Số liệu của các bảng biểu có liên quan phải khớp với nhau.
7.  Các dẫn chứng, số liệu phải được chỉ ra nguồn gốc rõ ràng.
8.  Tránh viết một ý lặp đi lặp lại ở nhiều nội dung khác nhau. Văn viết cần xúc tích, cô đọng, mạch lạc, đúng chính tả, không có hoặc có rất ít lỗi in ấn.
9.   Các giải pháp phải có tên gọi cụ thể, có giải thích cơ sở đề xuất giải pháp, phải nhằm giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với nhận xét đánh giá ưu nhược trước đó, ý nghĩa kinh tế xã hội của báo cáo.
10.  Kết luận cần tóm tắt các nội dung và kết quả đạt được của báo cáo.
Các bạn xem thêm tại:

https://www.facebook.com/SinhVienThucTapKeToan

Có nhiều mẫu báo cáo thực tập kế toán cho các bạn sinh viên tham khảo tại >> Báo cáo thực tập kế toán


Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Những câu hỏi phỏng vấn bạn nên chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn

Những  câu hỏi phỏng vấn bạn nên chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn

1.     Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị!
Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.
2.     Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?
Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn.
Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!
3.     Điểm mạnh của Anh/Chị?
Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.
4.     Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa?
Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc.
5.     Giới hạn của Anh/Chị?
Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: "Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này." hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.
6.     Mức lương mong muốn của Anh/Chị?
Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: "Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này".  
7.     Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai? Dự định sẽ phấn đấu làm tới vị trí gì trong 5 năm tới ? Hoặc Kế hoạch trong 5 năm tới khi được nhận vào làm tại NH là gì ?
Bạn không ngần ngại , hãy trả lời bằng một câu hỏi đối với cán bộ TD: "Trước khi trình bày câu hỏi này,cho tôi đựơc hỏi anh,chị là CV của tôi khi được nhận vào làm tại NH sẽ gồm những CV gì ? Ngân Hàng có kế hoạch sử dụng tôi như thế nào ? Sau khi biết được CV khi được nhận vào làm tại NH và yêu cầu của NH đối với khả năng của tôi.Tôi sẽ lập một Beat plan,lập một kế hoạch làm việc cho tôi trình cán bộ quản lý trực tiếp tôi xem xét.
Trong 5 năm tới tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt CV, nhiệm vụ đựơc giao đồng thời không bỏ qua cơ hội phấn đấu để được đề bạt,bổ nhiệm là Trưởng P.Giao dịch , hoặc Giám Đốc Chi Nhánh NH tại .....Mục tiêu phấn đấu của tôi trong 5 năm tới là tên tuổi của mình sẽ gắn liền với sự thành đạt và phát triển của Ngân Hàng .
Lưu ý cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.
8.     Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty?
Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!!
9.     Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này?
Bạn có thể trình bày như sau: "Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty". Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn.



10.   Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?
Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả.
Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị?
Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: "Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể".
11.  Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình?
Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định "sự phù hợp" của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.
12.   Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty?
Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!). Hoặc kể từ khi làm nhân viên cho công ty, tôi nghĩ rằng đóng góp là sự tích luỹ từng ngày, từng giờ, tôi sẵn sàng đóng góp ngay từ ngày đầu tiên làm việc.
13.    Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?
Câu hỏi này có nghĩa là: "Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn". Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ "Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần."
14.    Phong cách quản lý của Anh/Chị?
Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống.
15.   Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết
Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.
16. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên?
"Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng - dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không". Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.
17.  Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?
Nếu có, bạn có thể trả lời như sau "Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải".
Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.
18. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?
Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ "tôi" và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).
19.   Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn?
Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn.
20.    Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối?
Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.
21. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao?
Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã "suy nghĩ lại" khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.
22.                        Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc?
Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.
23.    Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình?
Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.

24.     Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?
Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.
25.   Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?
Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ.
26.  Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?

Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế.
27.      Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước?

Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. "Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình". Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!! 30. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao?
Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.

28.   Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây?

Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.
29.  Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo?
Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo.
30.     Anh/Chị cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình?
Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!!
31.      Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất?
Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực.
32.   Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua.
Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.
33. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng?
Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, "Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng".
34.  Anh/Chị nghĩ gì về người chủ trước đây?
Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày.
35.   Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị?
Hãy nhất quán với những điều mà người chủ trước đây sẽ nói về bạn. Bạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích cực. Người chủ cũ có lẽ cũng muốn nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm cho ông ta hay bà ta.
36.   Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay?
Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn.
37.   Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu?
Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: "Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?" hay "Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này". Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương.
38.    Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì?
Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.
39.      Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?"Hoàn toàn không có vấn đề nào cả." (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất "đáng gờm").
40.        Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này?
Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.
41.      Anh/Chị thường đọc gì?
Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.
42.       Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất?
Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty.
43.   Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị?
Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.
44.     Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị?
Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.
45.     Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?
Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.
46.       Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào?
Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn.
47.     Hãy cho biết điểm yếu của bạn là gì ?

Khi bị hỏi về điểm yếu và nhược điểm, cách tốt nhất theo mình là hãy nói tới 1 điểm nào đó là điểm yếu nhưng thực ra là điẻm mạnh của mình ( hơi khó hỉu pải ko?). Ví dụ cụ thể nhé: Nếu vị trí tuyển dụng của mình là tư vấn viên, điểm yếu bạn có thể nói là " nói nhiều". hay ví dụ vị trí bạn tuyển dụng cần 1 người cản thận, tỉ mỉ, bạn có thể nói điểm yếu của mình là tính " cầu toàn", khi làm việc gì cũng muốn làm cho trọn vẹn nên đôi khi bạn bè có phàn nàn là nên làm qua loa thôi...

Tìm chúng tôi trên Facebook